Kính lái là một bộ phận nhạy cảm rất dễ bị trầy xước hay bị nứt khi có tác động từ ngoại cảnh dù là nhỏ nhất.
Khi kính lái xe ô tô bị trầy xước hay nứt, bạn có thể xử lý theo các cách sau đây:
Sơn móng tay màu trong (loại sơn bóng)
Ít người biết rằng những lọ sơn móng tay quen thuộc, dễ dàng mua ở những cửa hàng tạp hóa lại là cứu tinh cho kính lái xe khi bị xước hoặc bị nứt. Các bước khắc phục vết xước, vết nứt bằng sơn móng tay như sau. Đầu tiên, bạn sử dụng vải mềm để lau sạch bề mặt kính, không để sót lại bụi bẩn. Sau đó, bạn dùng nước rửa kính để làm sạch bề mặt kính, tiếp tục lau khô bằng vải mềm theo chiều dọc kính, đảm bảo kính không bị ướt.
Có thể dùng sơn móng tay để xoá vết xước trên kính lái
Tiếp theo bạn dùng sơn móng tay màu trong, quét trực tiếp lên bề mặt kính bị xước, quét lại từ 2 – 3 lần tùy mức độ của vết xước. Đợi khô khoảng 30 – 60 giây, sau khi vết sơn móng tay đã khô, bạn đổ chất axeton vào một mảnh vải mềm rồi lau trực tiếp lên bề mặt vết xước. Hãy lau sạch vết sơn móng tay và bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả của phương pháp này. Với những vết sơn bị dây ra ngoài, bạn cũng có thể sử dụng axeton để làm sạch.
Dung dịch xoá xước, đánh bóng kính lái
Cách này có các bước tương tự như cách trên. Bạn chỉ cần mua dung dịch xoá xước, đánh bóng kính lái, xịt dung dịch này trực tiếp lên vết xước, dùng khăn lau đến bao giờ vết xước biến mất. Lưu ý là bạn cần lau sạch kính khỏi bụi bẩn trước khi sử dụng dung dịch này.
Dung dịch xoá vết xước đánh bóng kính lái
Bộ xóa vết xước chuyên dụng
Nếu thử cả hai cách cơ bản trên nhưng vết xước vẫn không chịu biến mất, bạn nên tìm mua bộ xóa vết xước chuyên dụng hoặc mang xe ra tiệm để được xóa vết xước một cách chuyên nghiệp. Đối với những vết xước nghiêm trọng, vết nứt sâu, bạn không nên thử tự khắc phục mà nên mang ra trung tâm bảo dưỡng.
Hãy mang xe của bạn ra tiệm sửa chữa nếu không thể tự khắc phục vết xước
Một số lưu ý khác khi chăm sóc và bảo dưỡng kính lái như thế nào?
Để tránh xảy ra tình trạng trầy xước, rạn nứt, người điều khiển xe ô tô nên có trách nhiệm thường xuyên chăm sóc kính chắn gió. Hàng tháng, bạn nên mang xe đi bảo dưỡng một lần. Bên cạnh việc kiểm tra các bộ phận quan trọng thông thường, hãy yêu cầu nhân viên bảo dưỡng kiểm tra kính lái của bạn. Nếu nó có bất kì vết nứt hay vết xước nào, họ sẽ phát hiện và đưa ra các giải pháp xử lý cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể phủ lên kính xe một lớp bảo vệ, đó là sản phẩm sơn phủ nano chuyên dụng cho kính chắn gió. Lớp bảo vệ này sẽ giúp tăng cường khả năng chống bám nước, chống bám bẩn, bám bụi… cho phần kính chắn gió của chiếc ô tô của bạn. Nó giống như một chiếc áo giáp bạn trang bị cho chiếc xe của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể dán phim kính xe. Lớp giấy dán này không chỉ làm tăng độ bền của kính mà còn giúp bạn tránh được ánh nắng gay gắt ở bên ngoài khi mùa hè đến.
Khi kính bị bám bụi, hãy lau chùi kính từ bên trong xe bằng một tấm vải mềm, mịn thật khô. Sau đó xịt nước lau rửa kính chuyên dụng lên bề mặt của kính. Sử dụng một tấm vải sạch khác và lau gờ trên của phần kính chắn gió trước. Bụi mắc ở khu vực gờ trên của kính chắn gió sẽ không rơi xuống phía bên dưới và làm bẩn phần kính mà bạn đã mất công lau. Để sạch hẳn bụi, bạn hãy xịt nước lau kính vào gờ bên trong kính chắn gió lần nữa và dùng khăn khô lau kĩ. Bụi bám càng nhiều thì càng cần xịt nhiều nước lau kính. Sau khi xịt thêm nước lau chuyên dụng, bạn lật mặt sau của tấm khăn và lau lại một lần nữa.
Vệ sinh kính chắn gió là điều rất cần thiết
Lau một bên mặt ngoài của kính chắn gió bằng vải sạch, khô. Xịt nước lau chuyên dụng lên toàn bộ mặt kính và dùng vòi nước phun trực tiếp lên kính để gột sạch các vết bẩn. Lau khô bằng khăn và nếu còn vết bẩn ở vị trí khác của kính thì bạn lặp lại các thao tác trên. Sử dụng một ít giấm trắng hoặc nước chanh, đổ chúng lên mảnh vải sạch loại sợi nhỏ, sau đó lau lại một lượt mặt trong và mặt ngoài kính chắn gió.
Kính chắn gió của xe ô tô còn rất dễ bị mờ, nhất là khi chạy xe trong điều kiện mưa, ẩm ướt, sương mù. Tầm nhìn của lái xe sẽ bị hạn chế bởi lớp sương mù này, rất dễ xảy ra tai nạn. Giải pháp cho vấn đề này đó là chuyển điều hòa sang chế độ lấy gió trong. Không nên để hướng gió lạnh thổi trực tiếp vào kính lái và cửa sổ xe để giảm lượng hơi nước bám trên kính xe.